22.6 C
Kwang Binh

Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeLịch Sử8 ngôi làng văn vật- "bát danh hương" ở Quảng Bình

8 ngôi làng văn vật- “bát danh hương” ở Quảng Bình

8 ngôi làng văn vật – “bát danh hương” có bề dày lịch sử, nổi trội trên nhiều phương diện ấy là: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.

Tới với Quảng Bình, người ta thường tìm đến hệ thống hang động nổi tiếng thế giới Phong Nha, Thiên Đường, Sơn Đoòng, biển Nhật Lệ, quê và mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp… nhưng lại chưa biết nhiều tới những điểm đến hấp dẫn là “bát danh hương” gồm 8 ngôi làng nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.

Về nơi nổi danh khoa cử

Đến làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa là bạn đã đến làng được xếp đầu tiên trong “bát danh hương” tỉnh Quảng Bình. Người làng Lệ Sơn rất tự hào về truyền thuyết đàn chim phượng hoàng và 99 ngọn núi ở làng.

Trải Nghiệm &Amp;Quot;Bát Danh Hương&Amp;Quot; Quảng Bình - Ảnh 1.

Đình làng Lệ Sơn, Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Ảnh: Phong Nha Explorer

Truyền thuyết kể, có 100 con phượng hoàng bay từ Bắc vào Nam, khi tới vùng Lệ Sơn đã say đắm vẻ đẹp của mảnh đất này. Tiếc thay, nơi đây chỉ có 99 ngọn núi nên một con phượng hoàng không tìm ra chỗ đậu. Đàn chim đành tiếc nuối bay đi.

Sống chủ yếu bằng nghề nông, lại hay gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt, nên để thoát cảnh đói nghèo, người dân Lệ Sơn chỉ còn biết chú trọng đầu tư cho con em học hành.

Thần phả làng cho hay, năm 1471, cố Lê Văn Hành (vị tiền khai canh làng Lệ Sơn) đã tìm cụ Trần Cảnh Huống (nguyên là quan thái học ở Trường Quốc Tử Giám, nghỉ hưu tại làng Phù Kinh) về mở lớp dạy cho trẻ em trong làng.

Qua thống kê chưa đầy đủ, dưới chế độ phong kiến, làng Lệ Sơn có trên 20 người đỗ cống sĩ (cử nhân) và khoảng gần 100 người đỗ tú tài. Thời nhà Nguyễn, hầu như khoa thi nào cũng có người làng Lệ Sơn đi thi và đỗ đạt từ tú tài đến cử nhân.

Theo “nhà Quảng Bình học” Nguyễn Tú, sở dĩ làng Lệ Sơn được xếp đứng đầu “bát danh hương” tỉnh Quảng Bình vì “người Lệ Sơn từ nam phụ đến lão ấu ai cũng thuộc sách Tam tự kinh và Minh tâm bảo giám, phụ nữ ai cũng thuộc Truyện Kiều”.

Không xa Lệ Sơn là làng La Hà (thuộc xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn). Đây là làng có thành tích khoa bảng rực rỡ nhất trong “bát danh hương” Quảng Bình. Bởi vậy, người Quảng Bình thường truyền miệng câu ca: “Khi nào hết cát Mỹ Hòa, sông Gianh hết nước, La Hà hết quan”.

Du Lịch Trải Nghiệm &Amp;Quot;Bát Danh Hương&Amp;Quot; Ở Quảng Bình - Ảnh 2.

Chỉ trong gần 1 thế kỷ dưới thời nhà Nguyễn, La Hà có đến 5 vị đỗ đại khoa tiến sĩ, 1 phó bảng và 32 người đỗ hương khoa tú tài, cử nhân… Dưới thời nhà Nguyễn, toàn huyện Quảng Trạch có 15 vị đại khoa thì làng La Hà có 6 vị, nhiều nhất trong huyện.

Trong các kỳ thi hương, từ năm Quý Dậu 1813 đến năm Mậu Ngọ 1918, cả tỉnh có 270 vị đỗ cử nhân thì làng La Hà chiếm nhiều nhất so với các làng với 32 vị. Sử sách ghi lại, La Hà có tới hàng trăm người có học vị từ cử nhân đến tiến sĩ.

 

Làng Văn La (xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh) cũng có tiếng về học hành khoa bảng. Vào thời đầu nhà Nguyễn, làng có Thượng thư Hoàng Kim Xán là người học rộng, tài cao. Con trai út của ông là phò mã Hoàng Kế Viêm lấy con gái vua Minh Mạng, làm quan đến chức Thống đốc Trấn bắc Đại tướng quân. Cháu nội ông là Thượng thư, Hiệp biện Đại học sĩ Hoàng Trọng Vĩ.

Làng Võ Xá (xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh) tuy không có tiến sĩ bảng giáp nhưng khoa bảng cũng rất rực rỡ. Dưới triều Nguyễn, làng Võ Xá có gia đình 3 đời liên tiếp, có 4 người đỗ cử nhân.

Nổi bật nhất trong các danh nhân của làngVõ Xá là Hữu quân Đô thống Lê Sỹ, người từng phục vụ 4 triều vua từ Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức đến Hiệp Hòa và từng được triều Nguyễn trao cho nhiều chức vụ quan trọng, như: Chưởng quân Hữu dực, Tả dực Doanh vũ Thống chế, Hữu quân Đô thống.

Cũng thuộc huyện Quảng Ninh, làng Kim Nại (xã An Ninh) là nơi danh sơn và linh địa “tiền thủy tụ, hậu sơn quy”. Trên bảng vàng Hương khoa của nhà Nguyễn, làng Kim Nại có 3 cử nhân. Trong đó, ông Lê Nhiếp làm quan tới Tổng đốc, sau thăng lên Thượng thư bộ Lễ – hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Nhiều gia đình trong làng nổi tiêng với 3, 4 đời học hành thành dạt.

Đặc sắc làng nghề, văn hóa lễ hội

Ra phía Bắc Quảng Bình, bạn hãy đến làng chài Cảnh Dương, (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch). Làng Cảnh Dương nằm ven biển và bên dòng sông Roòn thơ mộng. Dân làng chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, làm nước mắm, hải sản khô, chế biến những món ăn ngon từ tôm, cá, mực, ốc.

Làng Cảnh Dương còn độc đáo với những bích họa tranh tường, tranh 3D nói về sự hình thành, lịch sử phát triển, đời sống sinh hoạt của làng. Làng còn đặc sắc bởi những làn điệu hát ru: Ông ru cháu, cha ru con, anh ru em hay tự ru chính mình mỗi khi ra biển.

Đặc biệt, cứ vào dịp đầu năm, dân làng Cảnh Dương lại tổ chức Lễ hội Cầu ngư mong công việc được thuận buồm xuôi gió. Làng có Linh Ngư Miếu thờ hai bộ xương cá voi là cá bà (cá voi cái) và cá ông (cá voi đực) đã “lụy” (bị nạn) trôi dạt đến đây.

Phong tục thờ Cá Ông (thờ Nam Hải Bồ Tát) của làng Cảnh Dương vẫn được duy trì. Làng có nghĩa địa Cá Voi – nơi yên nghỉ của khoảng 17 cá ông, cá bà, đã “lụy” vào làng từ xưa đến nay.

Góp mặt trong “bát danh hương” tỉnh Quảng Bình có làng Thổ Ngoạ (nay thuộc phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn). Không chỉ nổi tiếng về truyền thống khoa bảng mà làng còn nổi tiếng về nghề làm nón.

Nghề làm nón đã đi vào dân ca, hò vè của người dân nơi đây, như: “Nón Thổ Ngoạ đưa ra Hà Nội/ Nón bài thơ tốt lắm anh ơi/ Anh về mua một vài đôi/ Chiếc tặng bạn gái, chiếc thời mẹ cha”…

Du Lịch Trải Nghiệm &Amp;Quot;Bát Danh Hương&Amp;Quot; Ở Quảng Bình - Ảnh 3.

Thổ Ngọa xưa là vùng đất có nhiều di tích văn hoá vật thể, như đình làng, đền Quan Tả, đền Văn Thánh, đền Võ Thánh, miếu Tam Toà, chùa Cảnh Tiên…

 

Vào huyện Quảng Ninh, bạn hãy đến với làng Cổ Hiền, (xã Hiền Ninh), vùng đất linh khí nằm chỗ giáp lưu của ba dòng sông Kiến Giang, Long Đại và Nhật Lệ. Đây là làng quê giữ nhiều giá trị dân gian vô cùng đặc sắc.

Người Cổ Hiền luôn coi trọng đời sống văn hóa tâm linh. Nơi đây có những lễ hội mang màu sắc rất riêng, như: Lễ Xuân Đinh tế Khổng Tử ở Văn Thánh vào tháng 2, lễ Kỳ Phúc vào tháng 6, lễ Dương khao vào tháng 7… Trong đó, vào ngày lễ Kỳ Phúc, mọi đinh tráng, chức sắc trong làng đều phải có mặt tại đình làng để dự lễ và phục vụ việc hành lễ.

Khi đến với Quảng Bình, du khách nên trải nghiệm “bát danh hương” để hiểu thêm con người, những làng văn vật, địa linh nhân kiệt nức tiếng ở vùng đất này.

Tổng hợp