Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeQuảng BìnhTriển khai các giải pháp, phòng chống bệnh Cúm gia cầm ở...

Triển khai các giải pháp, phòng chống bệnh Cúm gia cầm ở động vật

TMO – Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 2428/UBND-KT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ở động vật.

Theo UBND tỉnh Quảng Bình cuối tháng 10 năm 2024, do ảnh hưởng của cơn bão số 6, mưa lớn, ngập lụt kéo dài ở một số địa phương đã làm môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm tạo thuận lợi cho mầm bệnh sinh trưởng phát triển. Do vậy, nguy cơ Cúm gia cầm ở động vật dễ phát sinh, lây lan trên địa bàn  là rất lớn, đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi và hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, cộng đồng, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY ngày 26/11/2024 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ở động vật.

UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm theo quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ  tại Quyết định số 172 QĐ-TTg ngày 12/02/2019, Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/06/2024; của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY ngày 26/11/2024; của UBND tỉnh tại Quyết định số 1389/QĐ-UBND ngày 23/4/2019, Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 19/6/2024, Công văn số 1314/UBND-KT ngày 12/7/2024, chủ động bố trí nguồn lực để triển khai phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm có hiệu quả; tăng cường thông tin tuyên truyền về tác hại, mức độ nguy hiểm của Cúm gia cầm và các biện pháp phòng, chống, nên sử dụng thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm đã được nấu chín, tuyệt đối không ăn tiết canh.

UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát bổ sung tiêm vắc-xin Cúm cho đàn gia cầm mới phát sinh, chưa được tiêm phòng trong đợt tháng 2 năm 2024, đảm bảo tỉ lệ đạt trên 80 % tổng đàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch Cúm trên đàn gia cầm, không để lây lan ra diện rộng; chỉ đạo cơ quan thú y thông báo cho cơ quan y tế cùng cấp khi phát hiện ổ dịch Cúm gia cầm trên động vật.

Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2025, trong đó chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực để triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là bệnh Cúm gia cầm. Chỉ đạo các phòng, ban đơn vị tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển , tiêu thụ động vật; các cơ sở thu mua động vật, sản phẩm động vật để chế biến làm thức ăn cho động vật.

Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật về thú y (bao gồm cả những cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã) làm dịch bệnh lây lan và xử lý trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan. Hướng dẫn người chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, thường xuyên vệ sinh, sát trùng vôi bột, hoá chất để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia cầm.

Trien Khai Cac Giai Phap Phong Chong Benh Cum Gia

Tỉnh Quảng Bình tăng cường tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. (Ảnh minh hoạ). 

Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động giám sát, kịp thời báo cáo chính quyền đia phương, cơ quan thú ý khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

Củng cố, kiện toàn và tăng cường năng lực cán bộ thú y, cấp xã theo Nghị quyết số 59/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2024 của HĐND tỉnh để đảm bảo các nguồn lực triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai lấy mẫu giám sát chủ động sự lưu hành vi-rút Cúm gia cầm trên các loài động vật mẫn cảm, động vật hoang dã tại các địa bàn có nguy cơ cao; hướng dẫn địa phương kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Chỉ đạo cơ quan thú y thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, trong đó có động vật hoang dã và sản phẩm động vật; phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế chủ trì, phố hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện những trường hợp người nghi tiếp xúc với động vật bị nhiễm Cúm gia cầm; tổ chức cách ly, theo dõi, kịp thời điều trị ca bệnh nhằm hạn chế nguy cơ dịch bệnh lan ra cộng đồng.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Công an tỉnh, Cục quản lý thị trường tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh căn cứ tình hình dịch bệnh trên cả nước, địa bàn tỉnh tham mưa, đề xuất phương án phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm có hiệu quả.

Tính đến hết tháng 10/2024, toàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm được 46.540 liều vắc-xin lở mồm long móng  cho trâu, bò; 56.346 liều tụ huyết trùng; 25.585 liều viêm da nổi cục; 114.775 liều dịch tả, tam liên lợn; 1.802.153 liều cúm gia cầm. Nhìn chung, tỉ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin còn thấp do nhận thức trong phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn vật nuôi của người dân chưa cao, chỉ khi có dịch bệnh hoặc khi có nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nơi khác vào địa bàn mới thực hiện tiêm phòng.

Trước tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Bình đã hướng dẫn người dân tích cực chủ động phòng, chống dịch bệnh như: tổ chức tiêm vắc xin phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi. Làm lán trại tạm thời và giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài.

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm kịp thời phát hiện, thông báo cho chính quyền địa phương trong trường hợp vật nuôi bị chết bất thường, nghi ngờ bệnh truyền nhiễm. Tăng cường áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi góp phần đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi phát triển khoẻ mạnh, tránh để các loại dịch bệnh bùng phát.

 

Nguyễn Hoàng

 

 

 

 

 



https%3A%2F%2Fthiennhienmoitruong.vn%2Fquang-binh-trien-khai-cac-giai-phap-phong-chong-benh-cum-gia-cam-o-dong-vat.html