Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img

Tiềm năng văn hóa dân gian Quảng Bình: Tạo nét đẹp tươi mới

(QBĐT) - So với cả nước, Chi hội Văn nghệ dân gian (VNDG) Việt Nam tỉnh Quảng Bình ra đời muộn hơn (2/7/1995); hiện,...
HomeDu LịchThúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ

Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ

(QBĐT) – Với sự chủ động tích cực, thời gian qua, Sở Khoa học-công nghệ (KH-CN) đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa các chủ trương, chính sách và pháp luật về KH-CN vào thực tế địa phương, thúc đẩy phát triển KH-CN, góp phần quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Trần Quang cho biết: Cùng với việc tổ chức thành công các sự kiện về khoa học, quản lý nhà nước về KH-CN, năm 2024, đơn vị tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong tổ chức thực hiện hiệu quả các đề tài, dự án, nhiệm vụ KH-CN.

Trong năm, có 2 đề tài cấp nhà nước được thực hiện và 2 dự án thuộc chương trình nông thôn và miền núi được phê duyệt, triển khai trên địa bàn tỉnh do Bộ KH-CN quản lý, gồm: “Ứng dụng tiến bộ KH-CN xây dựng mô hình trồng thâm canh giống cam mật Hiền Ninh và giống cam V2 theo tiêu chuẩn VietGap”, “Ứng dụng công nghệ Biofloc xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ quy mô công nghiệp”.


Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình vườn mẫu trên vùng gò đồi tại xã Thạch Hóa (<a href=Tuyên Hóa).” itemprop=”image” src=”https://baoquangbinh.vn/dataimages/202501/original/images802637__t_mo__hi_nh_vu_o__n_ma__u_o___Tuye_n_Ho_a.jpg” style=”width: 800px; height: 525px;” />
Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình vườn mẫu trên vùng gò đồi tại xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa).

Đánh giá về các đề tài, dự án KH-CN thực hiện trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Lê Ngọc Huân cho hay: Các đề tài, dự án đã chú trọng đến các nội dung nghiên cứu về tiềm năng và lợi thế của địa phương; việc chuyển giao làm chủ các quy trình công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở là người địa phương; tạo sinh kế cho hàng trăm lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân…

Qua thực hiện các đề tài, dự án, khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KH-CN của người dân ở vùng nông thôn, miền núi và hiệu quả sản xuất được tăng lên rõ rệt, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn ngày càng khởi sắc.

Bên cạnh đó, Sở KH-CN triển khai 28 nhiệm vụ KH-CN dưới dạng mô hình thực nghiệm ứng dụng và nhân rộng với tổng kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng. Kết quả nhiều nhiệm vụ KH-CN liên kết ứng dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng phát triển và nhân rộng trong sản xuất và đời sống, như: Mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Sơn Hóa (Tuyên Hóa); liên kết trồng và chế biến tinh bột sắn dây theo chuỗi tại xã Võ Ninh(Quảng Ninh) tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP; xây dựng vườn mẫu trên vùng gò đồi tại xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa)…

“Nhờ có sự thúc đẩy ứng dụng KH-CN vào các mô hình sản xuất đã góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là giúp các vùng quê thay đổi diện mạo, xây dựng nông thôn mới. Với các mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả, địa phương sẽ khuyến khích, hỗ trợ người dân nhân rộng, ứng dụng KH-CN vào thực tiễn”, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa Phạm Anh Minh cho biết.


Quy Trình Khép Kín Sản Xuất Nước Uống Đóng Chai Của Trung Tâm Ứng Dụng Và Thống Kê Khoa Học-Công Nghệ.
Quy trình khép kín sản xuất nước uống đóng chai của Trung tâm Ứng dụng và thống kê khoa học-công nghệ.

Sở KH-CN cũng đã chuyển giao quyền sử dụng 18 kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh; các kết quả đều có tính ứng dụng cao, góp phần giải quyết được các vấn đề thực tế thuộc nhiều lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, Du lịch

Các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, công tác quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân và hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn được Sở KH-CN chú trọng và tiến hành thường xuyên. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm thực thi pháp luật trong lĩnh vực KH-CN trên địa bàn tỉnh; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về KH-CN, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong năm, tổ chức 31 cuộc thanh tra đối với 31 cơ sở và 5 cuộc kiểm tra đối với 59 cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ yếu các lĩnh vực, như:  Đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa… Qua thanh tra phát hiện 2 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền 166 triệu đồng.

Công tác thống kê và tư liệu KH-CN đã chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý; bổ sung cơ sở dữ liệu KH-CN vào thư viện điện tử tổng hợp các ngành và các đề tài, dự án, mô hình KH-CN phục vụ lưu trữ, tra cứu; hỗ trợ quản trị và cập nhật thông tin trên hệ thống ISO điện tử cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh.


Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Trần Quang: “Hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo đã được triển khai đồng bộ và tích cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương. Thời gian tới, Sở KH-CN tiếp tục thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh ban hành; đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động KH-CN; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển KH-CN, nhất là từ các doanh nghiệp; lựa chọn, tập trung phát triển công nghệ mới, ưu tiên các đề tài, dự án có khả năng ứng dụng, nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm chủ lực… , góp phần cùng với tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Hương Trà

https://www.baoquangbinh.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202501/thuc-day-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-2223449/