23.8 C
Kwang Binh

Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img

Cánh chim phượng hoàng-Bài 2: Sự lựa chọn lịch sử

(QBĐT) - Trong hành trình theo dấu chân tướng Hoàng Sâm lên miền Tây Bắc, chúng tôi đến thăm Khu di tích Quốc gia...
HomeQuảng BìnhLũ quét khiến nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp

Lũ quét khiến nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự huyện Lệ Thủy, những ngày qua, trên địa bàn huyện xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, gây lũ quét, sạt lở đất tại một số tuyến đường và nhà dân.

Theo đó, tại xã Lâm Thủy, ngày 23/10, do có mưa lớn, lũ quét xảy ra nên có 6 hộ tại bản Tân Ly bị ngập, sạt lở và điểm trường bản Tân Ly bị ngập; xã Ngân Thủy, có cụm Còi (bản Còi Đá) bị chia cắt và tuyến Quốc lộ 9B qua bản Khe Giữa bị sạt lở; xã Kim Thủy, tại Km33+250 Quốc lộ 9C, thuộc bản Mít Cát bị sạt lở khoảng 40m3 đất đá, gây tắc đường cục bộ; xã Ngư Thủy có 2 hộ dân bị gió giật tốc mái nhà.

Hiện, địa phương đang tích cực chỉ đạo các xã tập trung phòng chống, ứng cứu, khẩn trương khắc phục thiệt hại. Đối với 6 hộ bị ngập, sạt lở ở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, chính quyền địa phương đã phối hợp với Công an xã, Đồn Biên phòng Làng Ho tổ chức di dời người dân đến nơi an toàn.

Đến nay, các hộ ở bản Tân Ly đã về lại nhà, giáo viên điểm trường bản Tân Ly đã dọn dẹp phòng học để đón học sinh đến trường. Đối với điểm sạt lở tại Km33+250 Quốc lộ 9C, thuộc bản Mít Cát (xã Kim Thủy), hiện đã khắc phục tạm thời để người, phương tiện qua lại.

Gi&Amp;Aacute;O Vi&Amp;Ecirc;N Điểm Trường Bản T&Amp;Acirc;N Ly, X&Amp;Atilde; L&Amp;Acirc;M Thủy Dọn Dẹp Để Đ&Amp;Oacute;N Học Sinh Đến Trường. Ảnh Ngọc Hải
Giáo viên điểm trường bản Tân Ly, xã Lâm Thủy dọn dẹp để đón học sinh đến trường. Ảnh Ngọc Hải

Tại huyện Tân Hoá, do ảnh hưởng của mưa lũ trên địa bàn đã xuất hiện nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở ở núi, bờ sông, suối. Sạt lở không chỉ gây nguy cơ cuốn trôi đất sản xuất, ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân mà còn đe dọa tính mạng, khiến hàng trăm hộ dân trên địa bàn nơm nớp lo sợ.

Theo thống kê của UBND huyện Tuyên Hóa, trên địa bàn hiện có 21 vị trí sạt lở, có nguy cơ sạt lở núi với tổng diện tích bị ảnh hưởng trên 26ha, ảnh hưởng đến 214 hộ dân với 772 nhân khẩu.

Ngoài ra, toàn huyện có 14 vị trí dọc bờ sông, suối sạt lở và có nguy cơ sạt lở với diện tích trên 6,5ha, ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, nhà cửa của 129 hộ dân với 495 nhân khẩu. Tình trạng sạt lở xuất hiện nhiều ở các xã ven sông Gianh, như: Đức Hóa, Thanh Hóa, Thuận Hóa, Đồng Hóa, Văn Hóa, Châu Hóa…

Vị Tr&Amp;Iacute; Sạt Lở Ở Đồi Ph&Amp;Ograve;Ng Kh&Amp;Ocirc;Ng, Th&Amp;Ocirc;N Đồng L&Amp;Acirc;M, X&Amp;Atilde; Đức H&Amp;Oacute;A. Ảnh Xu&Amp;Acirc;N Vương
Vị trí sạt lở ở đồi Phòng Không, thôn Đồng Lâm, xã Đức Hóa. Ảnh Xuân Vương

Trong số đó, đồi Phòng Không, thôn Đồng Lâm, xã Đức Hóa có nguy cơ sạt lở rất cao, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Quả đồi này cao khoảng 170m. Điểm sạt lở cách vườn, nhà ở của các hộ gia đình khoảng 70-90m. Hiện, khu vực này có 60 thửa đất ở, 1 trường tiểu học, 53 nhà ở (trong đó có 13 nhà nằm trong vùng nguy cơ cao bị sạt lở, 1 nhà văn hóa thôn và 7 thửa đất chưa có nhà ở).

Tổng diện tích khu vực nguy cơ sạt lở khoảng 2,5ha thuộc rừng trồng của nhiều hộ gia đình tại thôn Đồng Lâm với diện tích khoảng 29,66ha. Tại xã Thanh Hóa, hàng chục hộ dân ở thôn 1 và thôn 4 Bắc Sơn, thôn 2 và thôn 5 Thanh Lạng cũng đang sống trong lo âu vì sạt lở và nguy cơ sạt lở núi. 

Theo đại diện UBND huyện Tuyên Hoá cho biết, huyện bố trí một phần ngân sách địa phương để sửa chữa, nâng cấp, khắc phục khẩn cấp các công trình bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra; chỉ đạo các xã, thị trấn tạm thời sơ tán người dân vùng nguy hiểm khi có mưa lớn kéo dài. Riêng các phương án di dân tái định cư, xây dựng công trình chống sạt lở, hạ độ cao các quả đồi… cần nguồn kinh phí rất lớn nên huyện rất mong tỉnh, Trung ương có giải pháp hỗ trợ.

https://vneconomy.vn/lu-quet-khien-nhieu-ho-dan-phai-di-doi-khan-cap.htm