22.4 C
Kwang Binh

Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeDu LịchChi tiết tin - Quảng Bình

Chi tiết tin – Quảng Bình

1724594826 93 Chi Tiet Tin Quang Binh

Buổi biểu diễn Hò khoan Lệ Thủy

Những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư phục dựng, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn, các di tích lịch sử – văn hóa, nhất là di tích trọng điểm; phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa tại địa phương gắn với công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng Du lịch; thường xuyên tổ chức kiểm kê, lập Danh mục di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa truyền thống điển hình dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao, Quảng Bình hiện có 142 di tích – danh thắng đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, Di tích cấp Quốc gia và Di tích cấp tỉnh, trong đó 02 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 10 Di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Các Di sản văn hóa phi vật thể này bước đầu đã được khai thác, phát huy giá trị, trở thành nguồn lực, sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển du lịch của địa phương như Hát Ca trù, Nghệ thuật Bài chòi, Hò khoan Lệ Thủy, Lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển, Lễ hội Đập trống của đồng bào Ma-Coong, Lễ hội Đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang, Nhật Lệ, Hát Kiều, Hát ru Cảnh Dương… Đến tháng 3/2024, toàn tỉnh có 01 Nghệ nhân nhân dân, 08 Nghệ nhân ưu tú, 01 Nghệ sỹ nhân dân, 02 Nghệ sỹ ưu tú. Đây là những người đang nắm giữ tri thức, trình diễn, thực hành các di sản văn hóa phi vật thể và đã có nhiều nỗ lực cống hiến, góp phần tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

1724594828 443 Chi Tiet Tin Quang Binh

Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Công – Nông – Binh năm 2022

Trong phong trào văn nghệ quần chúng tại cơ sở đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng từ cấp tỉnh đến cơ sở, tạo sân chơi lành mạnh cho cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn. Tỉnh đã tổ chức nhiều hội thi, hội diễn quy mô tạo hiệu ứng xã hội rộng lớn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, cổ vũ động viên các tầng lớp Nhân dân thi đua lập thành tích hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ, tiêu biểu như: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Công – Nông – Binh được tổ chức 02 năm/lần; Hội thi “Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình”; Liên hoan các câu lạc bộ (CLB) Ca trù trên địa bàn tỉnh; Liên hoan các Tổ, Nhóm, CLB Bài chòi tỉnh Quảng Bình; Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Cùng với đó, địa phương cũng tham gia Liên hoan nghệ thuật Bài Chòi tỉnh Khánh Hòa mở rộng; Hội giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào; Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông”…

1724594830 680 Chi Tiet Tin Quang Binh

VĐV Nguyễn Huy Hoàng của đoàn Quảng Bình phá 02 kỷ lục Đại hội nội dung Bơi 400m, 800m tự do nam

Song song với hoạt động thể thao được thường xuyên tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, thể thao thành tích cao tỉnh nhà vươn tầm cao mới, tham gia và đạt thành tích cao các cuộc thi thể thao chuyên nghiệp cấp Quốc gia, khu vực. Cụ thể, Quảng Bình vinh dự đóng góp cho các đội tuyển Quốc gia 06 vận động viên (VĐV) tham gia thi đấu tại SEA Games 31 và xuất sắc giành được 09 huy chương, trong đó có 08 Huy chương Vàng (HCV) và 01 Huy chương Bạc (HCB). Với thành tích xuất sắc đó, các VĐV của Quảng Bình đã góp phần đưa đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ Nhất toàn đoàn với 205 HCV, 125 HCB, 116 Huy chương Đồng (HCĐ). Cũng tại Đại hội Thể dục – Thể thao toàn quốc lần thứ IX, các đội tuyển của tỉnh đã đạt được 17 huy chương các loại, trong đó 05 HCV, 09 HCB, 03 HCĐ, đặc biệt, VĐV Nguyễn Huy Hoàng của đoàn Quảng Bình phá 02 kỷ lục Đại hội nội dung Bơi 400m, 800m tự do nam.

1724594834 533 Chi Tiet Tin Quang Binh

Biểu diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ bà con dân bản tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa trong chương trình “Xuân Biên phòng – Ấm lòng dân bản”

Bên cạnh đó, với chức năng biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ Nhân dân và công tác đối ngoại của tỉnh, Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh đã có nhiều cố gắng trong bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật truyền thống của địa phương, dân tộc; tham gia cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp cấp khu vực và Quốc gia; thực hiện có hiệu quả chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch lớn của tỉnh. Thông qua các tác phẩm nghệ thuật đã thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Nhân dân địa phương, góp phần giới thiệu, quảng bá về bản sắc văn hóa từng dân tộc với Nhân dân cả nước thông qua tác phẩm nghệ thuật ca, múa, nhạc. Đặc biệt, năm 2022, Đoàn đã tham gia Liên hoan Ca – Múa – Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc đạt HCB toàn đoàn và 02 HCV, 03 HCB, 01 HCĐ cho các tiết mục…

Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn chưa được quan tâm thường xuyên; công tác xây dựng các thiết chế văn hóa vẫn còn nhiều khó khăn; chất lượng giáo dục chưa thực sự đồng đều giữa các xã, phường, thị trấn; khoa học công nghệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; ý thức của một bộ phận Nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị chuyển biến còn chậm; công tác quản lý văn hóa còn những hạn chế; tệ nạn xã hội vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Việc đầu tư, tăng cường nguồn lực, phương tiện cho hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đề ra. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều hạn chế, chưa huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa…

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa trên địa bàn, thời gian tới, toàn tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và Nhân dân trong việc tuyên truyền thực hiện; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, các cấp, ngành, địa phương cũng chủ động đấu tranh phòng, chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa; đồng chời chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực cho hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển văn hóa trong tình hình mới.

Đặc biệt, tỉnh cũng đề xuất một số kiến nghị đến Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, bố trí ngân sách đầu tư cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng, phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2045 để tạo cơ sở nền tảng cho các lĩnh vực của ngành Văn hóa nhằm phát huy sức mạnh mềm, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, cải tạo hệ thống thiết chế văn hóa và thể thao từ tỉnh đến cơ sở; ưu tiên về nguồn lực tài chính trong thực hiện các đề án, chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa, thể thao…

Tin tưởng rằng, cùng với việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí lẫn hành động trong các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và mỗi một cán bộ, đảng viên cùng các tầng lớp Nhân dân, nhiều giá trị văn hóa, đạo đức của người Quảng Bình tiếp tục được phát huy, qua đó khơi dậy những sức mạnh tinh thần con người nơi đây, tạo nguồn lực nội sinh, động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển quê hương đến năm 2025, 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung, con người Quảng Bình nói riêng một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của quê hương, đất nước.

PV Minh Huyền



https://quangbinh.gov.vn/chi-tiet-tin/-/view-article/1/13848241114537/1712285579927