Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeLịch SửHát sắc bùa Quảng Bình được công nhận là di sản văn...

Hát sắc bùa Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Hát sắc bùa là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có ca, hát bằng ca từ văn vần và xướng lối có diễn múa, có âm nhạc bằng nhạc cụ dân tộc, có phục trang… tổng hợp như một màn diễn đầy âm thanh, màu sắc, tiết tấu sinh động, chuyển tải nội dung mang tính nhân văn sâu sắc, lành mạnh. Hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác về thời điểm ra đời của hình thức văn hóa dân gian đặc sắc này, chỉ biết đây là một dân ca tối cổ và cho đến nay chắc đã có nhiều mai một, biến đổi so với hình thức nguyên sơ.

Hat Sac Bua Quang Binh Duoc Cong Nhan La DiQuảng Bình: Nghệ thuận Hát sắc bùa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia – Ảnh 1.” title=”Quảng Bình: Nghệ thuận Hát sắc bùa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia – Ảnh 1.” rel=”lightbox” photoid=”128678235169591296″ data-original=”https://toquoc.mediacdn.vn/280518851207290880/2024/12/11/anh-man-hinh-2024-12-11-luc-105308-1733889761961292401050.jpg” type=”photo” style=”max-width:100%;” width=”” height=””/>

Đội hát sắc bùa ở huyện Minh Hoá

Từ cội nguồn văn hóa Việt – Mường, Hát sắc bùa tiếp tục bảo lưu trong cộng đồng người Việt và trải qua bao thăng trầm lịch sử, được bảo tồn và phát triển khắp miền đất nước từ Bắc vào Nam: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Bến Tre…

Thông qua lao động sản xuất, người dân Quảng Bình đã biết sáng tạo, tiếp nhận, gìn giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo như hát nhà trò, hát ví, hát đúm, hò thuốc cá…và một trong những di sản trường tồn qua bao thế hệ tại một số xã ở huyện Minh Hóa và một số xã, phường thành phố Đồng Hới đó chính là nghệ thuật trình diễn dân gian – Hát sắc bùa.

Quảng Bình: Nghệ Thuận Hát Sắc Bùa Được Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Ảnh 2.

Hát sắc bùa tại đình làng

Có thể khẳng định, Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc vừa do con người ở nơi đây sáng tạo và giữ gìn trao truyền từ thời thế hệ này sang thế hệ khác và đời này qua đời khác.

Giá trị văn hóa của Hát sắc bùa thể hiện qua các bài hát chúc mừng, những bài hát mang nội dung vui tươi, phấn khởi và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng được thể hiện qua những bài hát sắc bùa, xây dựng nên những mối quan hệ thân thiết, gần gũi của huyết thống các thành viên trong gia đình, của các thành viên trong đội, phường, câu lạc bộ hát sắc bùa, của những người dân trong cộng đồng tại địa phương.

Quảng Bình: Nghệ Thuận Hát Sắc Bùa Được Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia - Ảnh 3.

Hát sắc bùa tại gia đình

Hát sắc bùa đã tồn tại cùng với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hàng trăm năm qua, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Hát sắc bùa vẫn là món ăn tinh thần quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân giúp người dân có niềm tin, có động lực, có mục tiêu để vươn lên những khó khăn trong cuộc sống. Những lời hát như giúp họ như được tiếp thêm sức mạnh và được thăng hoa về mặt tinh thần, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của Nhân dân, đồng thời còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc từ đó có niềm tin vào tương lai, lạc quan trong cuộc sống.

https://toquoc.vn/quang-binh-nghe-thuat-hat-sac-bua-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-20241211111005661.htm