Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeTin tứcNghiêm cấm giải thích không rõ ràng kiến nghị của người dân

Nghiêm cấm giải thích không rõ ràng kiến nghị của người dân

Đó là yêu cầu của UBND tỉnh Quảng Bình tại Kế hoạch số 2375/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc năm 2025 của tỉnh Quảng Bình.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Cụ thể, cùng với việc đẩy mạnh phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các văn bản về PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý được giao.

Đặc biệt, chấn chỉnh công tác quản lý; thực hiện nghiêm quy chế văn hóa công sở, giờ giấc làm việc; tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, nghiêm cấm tình trạng giải thích không rõ ràng thay vì giải quyết.

UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để phòng ngừa tham nhũng; xem xét trách nhiệm, xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng.

Bên cạnh đó, thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý. Cụ thể, nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát, rà soát thủ tục hành chính; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để kịp thời giải quyết dứt điểm.

Mặt khác, công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà. Công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của đơn vị, địa phương trong việc giải quyết thủ tục hành chính; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ…/.

https://thanhtravietnam.vn/phong-chong-tham-nhung/nghiem-cam-giai-thich-khong-ro-rang-kien-nghi-cua-nguoi-dan-212055.html