Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img

Quảng Ninh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 11,3%

(QBĐT) - Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Quảng Ninh tiếp tục tăng trưởng khá trong năm 2024; các kênh...
HomeQuảng BìnhNhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ...

Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại Quảng Bình

Các đề tài, dự án chủ yếu tập trung vào các chương trình phát triển kinh tế và văn hoá xã hội trọng điểm của tỉnh cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Kết quả nhiều đề tài, dự án, mô hình mang tính ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của tỉnh ngày càng cao, đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Về hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực.

Công tác quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân được triển khai toàn diện. Công tác thanh tra, kiểm tra về sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân và đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa được tăng cường. Hoạt động quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có nhiều đóng góp tích cực phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn của tỉnh. Chất lượng hàng hoá thiết yếu lưu thông trên thị trường đã được kiểm soát, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh; cải thiện một số chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung khoa học, công nghệ vẫn còn một số mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế-xã hội, như: Tiềm lực khoa học, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực khoa học, công nghệ còn hạn chế; đầu tư của xã hội cho khoa học, công nghệ còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp.

Số lượng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các trường đại học, viện nghiên cứu về nghiên cứu khoa học và công nghệ còn rất ít, cho nên hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực. Với những điều kiện còn hạn hẹp dẫn đến chất lượng một số đề tài nghiên cứu khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn chưa cao; cơ chế tài chính và cơ chế quản lý các tổ chức khoa học, công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo; việc nghiên cứu đề xuất đặt hàng chưa sâu sát thị trường, đặc biệt là việc nghiên cứu những vấn đề có tính đột phá để khai thác tiềm năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh.

Chưa tạo được mối liên kết 4 nhà: Nhà khoa học – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông, cho nên sản phẩm hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn đời sống sản xuất.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình cho biết, để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong hoạt động khoa học và công nghệ; chú trọng xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; có chính sách sử dụng, thu hút, đãi ngộ hợp lý để thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là những cán bộ trẻ có trình độ cao và các chuyên gia.

Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị theo hướng hiện đại; đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác nghiên cứu,chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện xã hội hóa một số hoạt động khoa học và công nghệ; huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là từ doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các thành tựu khoa học và công nghệ; gắn hoạt động khoa học và công nghệ với yêu cầu thực tiễn của cuộc sống nhằm phục vụ thiết thực việc hoạch định các chủ trương chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh.



https%3A%2F%2Fnhandan.vn%2Fnhieu-mo-hinh-ung-dung-tien-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-tai-quang-binh-post853706.html