Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeQuảng BìnhQuảng Bình: Phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng...

Quảng Bình: Phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021

(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú vừa ký Quyết định số 166/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050.

Quảng Bình: Phê Duyệt Đề Án Phát Triển Vật Liệu Xây Dựng Thời Kỳ 2021 - 2030, Định Hướng Đến Năm 2050
UBND tỉnh Quảng Bình vừa phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050.

Mục tiêu của tỉnh Quảng Bình trong phát triển ngành Vật liệu xây dựng là phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong tỉnh, gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội.

Việc phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tỉnh để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tự động hóa ngành sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh; phấn đấu đạt sản lượng vật liệu xây dựng theo nhu cầu đã được dự báo đối với các chủng loại vật liệu xây dựng có điều kiện phát triển. Nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2030 gấp 1,8 lần so với năm 2021. Nhịp độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 6,0%/năm.

Một trong những vật liệu xây dựng được tỉnh Quảng Bình định hướng, lập đề án là xi măng. Giai đoạn 2021 – 2030: Chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clanhke xi măng có công suất một dây chuyền không nhỏ hơn 5.000 tấn clanhke/ngày, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường; giai đoạn 2031 – 2050: Công nghệ sản xuất có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh để đạt các chỉ tiêu kỹ thuật.

Đối với đá xây dựng, giai đoạn 2021 – 2030: Đầu tư các dây chuyền khai thác, chế biến đá xây dựng công suất lớn, hiện đại nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường; phối hợp sản xuất đá xây dựng và cát nghiền; liên kết với các dây chuyền sản xuất bê tông, gạch không nung và các vật liệu xây dựng khác; Giai đoạn 2031 – 2050: Đầu tư công nghệ sản xuất đá xây dựng phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ có mức độ cơ giới hóa cao và ứng dụng tối đa tự động hóa. Khai thác đá sử dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh việc khai thác xuống sâu bằng công nghệ khai thác hầm.

Cát xây dựng, giai đoạn 2021 – 2030: Đầu tư, phát triển các cơ sở khai thác, chế biến cát tự nhiên, sản xuất cát nhân tạo nhằm đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong tỉnh; khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các dây chuyền chế biến cát nghiền, cát ven biển, cát biển, cát hạt mịn thành cát đủ tiêu chuẩn sử dụng cho bê tông và vữa; giai đoạn 2031 – 2050: Hạn chế tối đa sử dụng cát tự nhiên trong xây dựng; nâng cao tỷ lệ sử dụng cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng, cát nước lợ lên tối thiểu 60% tổng lượng cát dùng trong xây dựng.

Ngoài ra, các vật liệu xây dựng như: Gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung, vật liệu lợp… bê tông xi măng, gạch ốp lát, đá ốp lát nhân tạo, kính xây dựng, vôi công nghiệp vật liệu san lắp… cũng được định hướng phát triển trong giai đoạn này.

UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Xây dựng tổ chức công bố “Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050”, được phê duyệt để các Sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện. Chủ trì triển khai và hướng dẫn thực hiện kế hoạch, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cấp phép hoạt động khoáng sản (thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò, khai thác) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh phù hợp với các phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và Đề án phát triển vật liệu xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời hướng dẫn các chủ đầu tư lập đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng, xây dựng chính sách ưu tiên thăm dò mở rộng, xuống sâu đối với một số mỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao.

Các Sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo theo đúng quy định. UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp cùng Sở Xây dựng quản lý các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn. Có trách nhiệm quản lý, thống kê tình hình sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, định kỳ 6 tháng/lần báo cáo về Sở Xây dựng.



https%3A%2F%2Fbaoxaydung.com.vn%2Fquang-binh-phe-duyet-de-an-phat-trien-vat-lieu-xay-dung-thoi-ky-2021-2030-dinh-huong-den-nam-2050-393570.html