Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img

Khen thưởng 10 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Đề án …

 Để kịp thời biểu dương thành tích xuất sắc, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã trao tặng giấy khen cho 5 tập thể...
HomeTin tứcSống thấp thỏm với nỗi lo sạt lở

Sống thấp thỏm với nỗi lo sạt lở

(QBĐT) – Khi nói đến nỗi lo sạt lở bờ sông, nhiều người thường nghĩ đó là hiện tượng thường xảy ra ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng câu chuyện này lại hiện hữu nhiều năm qua ở ven sông Phú Vinh tại xã Thuận Đức (TP. Đồng Hới) khiến nhiều người dân lo lắng.

Sông Phú Vinh có chiều dài khoảng 12km, điểm đầu từ hạ lưu tràn hồ chứa nước Phú Vinh, điểm cuối giao với sông Lệ Kỳ. Sông Phú Vinh đoạn qua địa bàn xã Thuận Đức có chiều dài khoảng 3,5km, hai bên bờ sông nhiều cây cối, ít nhà dân.

Thời gian qua, cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu và sự tác động của con người nên dòng chảy của sông Phú Vinh đã thay đổi nhiều so với trước đây, dẫn đến sạt lở vào mùa mưa lũ, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các công trình nhà cửa, trường học.


Một điểm sạt lở ở thôn Thuận Phong, xã Thuận Đức (TP. <a href=Đồng Hới).” itemprop=”image” src=”https://baoquangbinh.vn/dataimages/202412/original/images801870_Sa_t_lo___11.jpg” style=”width: 800px; height: 600px;” />
Một điểm sạt lở ở thôn Thuận Phong, xã Thuận Đức (TP. Đồng Hới).

Theo Chủ tịch UBND xã Thuận Đức Trần Thị Như Ý, hiện ở sông Phú Vinh có một số điểm sạt lở, như: Điểm 1 tại thôn Thuận Hà, chiều dài khoảng 7m, cách nhà dân khoảng 5m; điểm 2 tại thôn Thuận Vinh, chiều dài khoảng 9m, sát tuyến đường giao thông nội vùng của xã; điểm 3 tại thôn Thuận Vinh, dài khoảng 11m, cách Trường mầm non Thuận Đức khoảng 30m và điểm 4 tại thôn Thuận Phong. Trước tình trạng này, chính quyền địa phương đã có báo cáo gửi các cấp, ngành quan tâm đầu tư kinh phí xây kè chống xói lở bờ sông nhằm bảo đảm đời sống cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, các khu vực sạt lở có địa hình phức tạp, chiều cao từ mặt bằng khu dân cư đến đáy sông Phú Vinh rất cao (từ 20-25m), nên các giải pháp công trình rất phức tạp và đòi hỏi nguồn vốn lớn.

Qua tìm hiểu của phóng viên, những năm gần đây tình trạng sạt lở ở sông Phú Vinh diễn biến rất phức tạp là do sự cực đoan của thời tiết, đồng thời một phần tác động của con người đã làm thay đổi dòng chảy, nhất là trong mùa mưa lũ. Trong đó, có tình trạng tận dụng diện tích đất lòng sông để trồng và khai thác cây keo lai làm cản trở dòng chảy tự nhiên của sông Phú Vinh.

Trong các điểm sạt lở bờ sông Phú Vinh thì điểm nguy cấp nhất là tại khu vực nhà bà Nguyễn Thị Sáu (SN 1969), ở thôn Thuận Hà. Theo hiện trạng, khi thiên tai xảy ra sẽ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của gia đình gồm 4 nhân khẩu này.


Khu Vực Nhà Ở Của Bà Nguyễn Thị Sáu, Ở Thôn Thuận Hà, Xã Thuận Đức (Tp. Đồng Hới) Nằm Ở Địa Điểm Bị Sạt Lở Nghiêm Trọng.
Khu vực nhà ở của bà Nguyễn Thị Sáu, ở thôn Thuận Hà, xã Thuận Đức (TP. Đồng Hới) nằm ở địa điểm bị sạt lở nghiêm trọng.

Trao đổi với chúng tôi, chị Phạm Thị Lâm Oanh (con gái bà Nguyễn Thị Sáu-P.V) cho biết, gia đình vốn dĩ có hoàn cảnh rất khó khăn, nay lại nơm nớp lo âu vì tình trạng sạt lở bờ sông. Diện tích đất ở bị thu hẹp do điểm sạt lở ngày càng lấn sâu vào ngôi nhà vừa mới được gia đình tích góp xây dựng.

Theo quan sát của phóng viên, điểm sạt lở đã ăn sâu chỉ còn cách nhà khoảng 5m, và rặng tre gia đình bà Sáu trồng chống xói lở đã bật gốc đổ ngã xuống phía dưới lòng sông. “Mùa mưa lũ năm 2024 vừa qua, dòng nước dâng lên sát nền nhà, do vậy, mong muốn các cấp, ngành đầu tư kinh phí xây dựng kè chống xói lở để gia đình an cư lạc nghiệp”, chị Oanh cho hay.


Trước tình trạng sạt lở bờ sông Phú Vinh, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đề nghị UBND TP. Đồng Hới trước mắt có các giải pháp gia cố tạm thời bằng hình thức trồng cây chống xói lở, đóng cọc tre để giữ đất và tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình sạt lở để kịp thời báo cáo UBND tỉnh có phương án xử lý lâu dài.

Minh Văn

https://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi/202412/song-thap-thom-voi-noi-lo-sat-lo-2223260/