Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeVăn HóaTín ngưỡng thờ cúng đa thần của người Chứt ở Quảng Bình

Tín ngưỡng thờ cúng đa thần của người Chứt ở Quảng Bình

Tục thờ thần linh của người Chứt

Đối với người Chứt ở Quảng Bình qua khảo sát cho thấy, hệ thống tín ngưỡng dân gian khá phong phú, đời sống của đồng bào thấm đẫm các yếu tố đa thần, mỗi vị thần đều có một vai trò riêng trong việc bảo vệ con người và điều hòa các hiện tượng tự nhiên. Đồng bào Chứt cũng ý thức bổn phận cung kính với từng vị thần, điều này thể hiện rõ trong lễ cơm mới.

Gần đến mùa thu hoạch lúa, đồng bào Chứt sẽ ra rẫy lấy một ít bông lúa mang về giã thành gạo để nấu cơm, cùng với đó là một ít cá, rau rừng… họ mang lên rẫy của mình để cúng và cầu xin thần lúa và các vị thần linh khác cho phép thu hoạch mùa màng”.

Tín Ngưỡng Thờ Cúng Đa Thần Của Người Chứt Ở Quảng Bình - Ảnh 1.

Tái hiện lễ cũng Giang Sơn của tộc người Rục (dân tộc Chứt) ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa – Quảng Bình)

Trong quan niệm của đồng bào Chứt, tùy vào mức độ ứng xử của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng mà các vị thần linh sẽ ban phát những gì mà họ mưu cầu. Thần linh cũng sẽ thưởng hoặc phạt, ban ơn hay quay lưng tùy vào sự thành tâm của đồng bào. Ngoài các vị thần có trong tự nhiên, người Chứt còn thờ cúng tổ tiên. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên có thể phù hộ và bảo vệ gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên là một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, dịp bản làng có lễ hội hoặc ngày vui của mỗi gia đình…

Các nghi lễ trong tín ngưỡng của người Chứt thường được tổ chức theo mùa vụ hoặc sự kiện đặc biệt, như: lễ mở cửa rừng, lễ mừng lúa mới, cưới hỏi… Những nghi lễ này thường đi kèm với việc hiến tế, lễ cúng bằng rượu cần, trâu, bò, lợn, gà, hoa lợi từ núi rừng để thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh.

Trong đời sống hàng ngày, những đặc trưng như việc xây dựng nhà ở của người Chứt có tính đặc trưng, phản ánh điều kiện tự nhiên cũng như phong tục tập quán của họ. Người A rem, Mã Liềng, và người Mày ở trong các căn nhà sàn, được dựng trên cọc cao để tránh thú dữ, lũ lụt và đảm bảo thông thoáng. Còn người Sách và người Rục thì gắn liền với nhà đất (nhà trệt). Dù nhà sàn hay nhà trệt, ngôi nhà của người Chứt thường dành một góc riêng hoặc một gian nhỏ đối diện với cửa chính để thờ cúng tổ tiên. Mỗi dòng họ của người Chứt đều có tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Đây là nơi thiêng liêng, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của gia đình, dòng tộc.

Giá trị hiện hữu về bản sắc văn hóa truyền thống

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tín ngưỡng thờ cúng đa thần của người Chứt là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của họ. Họ tin vào nhiều vị thần, linh hồn thiên nhiên và tổ tiên, coi các yếu tố tự nhiên như núi, rừng, sông suối có linh hồn và sức mạnh siêu nhiên. Lễ cúng và các nghi thức thờ cúng đóng vai trò quan trọng trong việc cầu mong sự che chở, mùa màng bội thu và cuộc sống bình an. Tín ngưỡng đó thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa con người với thiên nhiên và các thế lực siêu nhiên.

Tín Ngưỡng Thờ Cúng Đa Thần Của Người Chứt Ở Quảng Bình - Ảnh 2.

Đối với các tộc người thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình, trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào luôn có niềm tin sâu sắc vào các vị thần linh cai quản núi rừng và sông suối… nên có nhiều vị thần linh được đồng bào thờ cúng

Đời sống văn hóa và tinh thần của người Chứt có nhiều điểm độc đáo và ấn tượng, được thể hiện qua các yếu tố: Bản làng của người Chứt thường có quy mô nhỏ, với số lượng hộ gia đình không quá lớn, từ vài chục đến vài trăm người. Mỗi bản làng thường là một cộng đồng khép kín, nơi các gia đình có mối quan hệ họ hàng hoặc liên kết qua hôn nhân. Các hộ gia đình sống gần nhau trong các hoạt động sản xuất cũng như trong đời sống tinh thần.

Người Chứt có niềm tin sâu sắc vào các vị thần linh và tổ tiên. Họ tin rằng thiên nhiên, núi rừng và sông suối có các vị thần linh cai quản. Các nghi lễ như cúng thần rừng, thần sông suối diễn ra vào các dịp quan trọng, đặc biệt là vào mùa gieo trồng và thu hoạch.

Một trong những lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Chứt ở Quảng Bình đó là Lễ cúng giang sơn, thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đồng thời phản ánh đậm nét văn hóa tâm linh độc đáo của người Chứt, nơi mà tín ngưỡng truyền thống và cuộc sống hằng ngày hòa quyện chặt chẽ với nhau.

https://toquoc.vn/tin-nguong-tho-cung-da-than-cua-nguoi-chut-o-quang-binh-20241118104413272.htm